Bộ nhớ trong là gì? Các loại bộ nhớ trong của máy tính

08/01/2024

Bộ nhớ trong hay bộ nhớ trong máy tính hoặc còn được gọi là RAM. Ram là viết tắt của cụm từ Random Access Memory (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). Đây là linh kiện quan trọng không thể thiếu của PC hay smartphone bên cạnh các linh kiện khác như CPU và GPU.

Bộ nhớ trong của máy tính

Ram là bộ nhớ trong của máy tính, nếu thiếu linh kiện này máy tính sẽ không thể thực hiện các tác vụ cơ bản. Nói nôm na là không thể lên để sử dụng PC bình thường được.

Vì vậy, đây là linh kiện không thể thiếu trong các thiết bị công nghệ hiện đại hiện nay, trong đó có máy tính. Nó được ví như kho chứa toàn bộ dữ liệu hệ thống trong việc hoạt động trên các sản phẩm thiết bị thông minh.

Bộ nhớ trong là gì? Các loại bộ nhớ trong của máy tính

Bộ nhớ trong là gì? Các loại bộ nhớ trong của máy tính

Bộ nhớ trong có đặc điểm gì?

Bộ nhớ trong chứa các thông tin để trao đổi trực tiếp với CPU

Bộ nhớ trong có khả năng đọc nhanh, dung lượng nhỏ, đơn vị đo của bộ nhớ trong là bytes, KB, MB hay Gb.

Bộ nhớ trong có 2 loại là: Bộ nhớ đệm và bộ nhớ chính

Bộ nhớ đệm nhanh (Cache Memory):

  • Tộc độ truy xuất dữ liệu nhanh
  • Bộ nhớ đệm thường nằm trong CPU, một số cache cũ có thể được lưu trữ ngoài CPU. Ví dụ như: các cache trên khe cắm slot 1 hoặc cache dạng thanh có thể tháo rời giống như thanh RAM hiện tại.
  • Bao gồm Cache L1, Cache L2 và Cache L3 (L3 chỉ ở một số CPU) có tốc độ truy xuất gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU

Bộ nhớ chính (Main Memory):

  • Bộ nhớ chính là ROM: là bộ nhớ chỉ đọc, lưu trữ các chương trình mà khi tắt máy, mất điện sẽ không bị mất hay xóa. Với công nghệ máy tính hiện đại như ngày nay thì flashROM đang được tối ưu hết mức. Với FlashRom thì ROM không chỉ đọc được mà còn có thể ghi được. Đây là thành quả của các main update BIOS FlashBIOS tiên tiến.
  • Chức năng bộ nhớ ROM: dùng để lưu trữ chương trình,các thông số kĩ thuật của chương trình
  • Bộ nhớ RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi cắt nguồn điện

Phân loại bố nhớ ROM và RAM

ROM và RAM lại là 2 bộ nhớ trong khác nhau, với nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, chúng cũng được phân chia rõ ràng với những chức năng và đặc tính khác nhau.

Phân loại bộ nhớ ROM

ROM được chia làm nhiều phần (gọi là Parition): Ví dụ như phần ROM của O2 II bao gồm:

ROM chứa hệ điều hành

Extended ROM: chứa các phần mềm bổ sung (chụp ảnh, quay phim, quản lí, GPRS,…). Các phần mềm này sẽ được cài đặt khi ta bật máy lên lần đầu hay sau khi hard reset. Phần ROM thường ẩn đi đối với người dùng, tuy nhiên có thể chỉnh sửa registry hay dùng các phần mềm tiện ích để xem/ghi lên sản phẩm ROM này

Storage: phần ROM có thể đọc/ghi với các chương trình ứng dụng

Phân loại bộ nhớ RAM

RAM được chia làm 2 phần

  • Storage: Là phần lưu trữ tất cả các chương trình phần mềm được cài vào máy. Bạn có thể hình dung Storage giống như là ổ cứng của máy tính với các chức năng gần như tương tự
  • Program: Là một phần bộ nhớ dành để tải và lưu tạm các chương trình

Bộ nhớ trong đóng vai trò gì?

Bộ nhớ trong đóng vai trò không thể thiếu trong một bộ máy tính. Đây là cầu nối giữa CPU, GPU và các linh kiện khác.

Bộ nhớ trong có nhiệm vụ cung cấp thông tin cần thiết để CPU, GPU xử lý tác vụ. Hiểu đơn giản khi sử dụng hay khởi chạy một chương trình trên máy tính thì bộ nhớ trong ( Ram ) sẽ thực hiện lưu trữ và gửi thông tin tới CPU hay GPU xử lý, tính toán.

Bộ nhớ trong càng lớn, Bus Ram càng cao thì tốc độ truyền tải, lưu trữ dữ liệu, bộ nhớ đệm càng lớn, việc khởi chạy các phần mềm cùng lúc, song song được mượt mà hơn.

Nếu lưu lượng bộ nhớ trong của máy tính bạn nhỏ. Thì không nên mở song song lượng lớn phần mềm cùng lúc. Việc này sẽ khiến trải nghiệm, sử dụng gặp tình trạng giật lag, đơ máy cực kỳ khó chịu. Vì vậy, bạn nên tắt các phần mềm không cần thiết khi sử dụng.

Bộ nhớ trong của máy tính hiện nay thường từ 4G Ram trở lên mới có thể đáp ứng tối thiểu nhu cầu sử dụng của người dùng hiện nay. Khi mà Win10 hiện đã chiếm gần 3G Ram đồng thời các phần mềm lướt Web như Chrome, Cốc Cốc… cũng ngốn khá nhiều Ram khi sử dụng.

Bộ nhớ trong của smartphone là DRAM với chữ D là viết tắt của Dynamic tức lưu động. DRAM Smartphone khác với RAM của máy tính. DRAM có khả năng thay đổi nhanh nội dung lưu để tiến hành lưu nội dung mới. Việc này giúp chỉ với 3G DRAM cũng giúp Smartphone hoạt động mượt mà.

Kết

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu được bộ nhớ trong là gì. Cũng như ROM và RAM đóng vai trò thế nào trong bộ máy tính. Ngoài ra bạn có nhu cầu mua máy tính có thể liên hệ tại Website: nesacomputer.com. Chúc các bạn 1 ngày may mắn và vui vẻ!